Lời tác giả
Đọc Online
Năm 1954, hiệp định Genène ra đời ngày 20 tháng 7. Ông Diệm từ Hoa Kỳ qua Pháp rồi về Nam Việt Nam lập nội các theo lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại. Mặc dù Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước trước ngày hội nghị Genève, nhưng ông không thể cưỡng nổi tình hình mà các cường quốc Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng đã quyết định chia cắt Việt Nam ra thành hai phần: Miền Bắc thuộc Cộng Sản, miền Nam thuộc quyền Quốc Gia. Người Pháp được coi là thất bại ở Việt Nam với mặt trận Điện Biên Phủ, nơi chôn mồ giặc Pháp ở Thượng du Tây Nam Bắc Bộ. Lúc bấy giờ ảnh hưởng của người Hoa Kỳ không mấy sâu rộng ở Việt Nam. Song người Mỹ đang chủ tâm hất ảnh hưởng người Pháp (Thực dân) trên bán đảo Đông Dương. Bằng chứng Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower cảnh cáo nước Pháp về chiến cuộc Đông Dương. Cho nên Hoa Kỳ không thực tâm viện trợ sâu rộng kinh phí cho Pháp giải quyết chiến trận bằng quân sự.
Lá bài Ngô Đình Diệm là bước đầu ảnh hưởng Hoa Kỳ du nhập vào Nam Việt Nam. Vì ông Ngô Đình Diệm là nhân vật thân Hoa Kỳ và quốc gia này ủng hộ triệt để hầu khuất phục tình trạng vừa ngưng chiến tại Nam Việt Nam.
Khi ông Diệm về nước nắm chức Thủ tướng thì ông Rheinart thay Đại sứ Donald Heat là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Để gây thêm hậu thuẫn cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm và mở rộng ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, chỉnh phủ Hoa Kỳ liền cử ông Elbridge Durbrow thay thế Rheinart giữ chức Đại sứ bên cạnh chính phủ Diệm.
Song song với chính trị, quân sự Mỹ cũng hoạt động để hợp với tình thế. Từ tướng O'Daniel huấn luyện chỉ huy phái đoàn quân sự đầu tiên ở Việt Nam đến tướng Lionel McGarr rồi tướng Samuel T. William. Cuối nữa tướng Paul Harkins Tư lệnh quân sự Mỹ, kế đó nhường lại cho Westmoreland. Lúc đó người Mỹ đã quá quen thuộc và nếm mùi với Việt Nam đậm đà lắm rồi. Vị Đại sứ Hoa Kỳ Elbrige Durbrow là người có câng củng cố chiếc ghế Thủ tướng. Vị Đại sứ này đã hậu thuẫn cho Thủ tướng Diệm.
Chống lại những phe phái thân Pháp như Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Lê Văn Viễn, Phan Văn Giáo v.v... Và cũng vị Đại sứ này khuyến cáo với ông Diệm và ông Nhu nên lật đổ chế độ quân chủ để thay vào đó chế độ Cộng Hoà.
Sau khi tình hình khá ổn định, ngày 8-5-1961, sau vụ đảo chánh hụt 11-11-1960, Đại sứ Elbridge Durbrow ra đi để tân Đại sứ Frederick Nolting đến Saigon với một kế hoạch mới của người Hoa Kỳ.
Từ ngày Nolting giữ chức Đại sứ tại Việt Nam tình hình xoay chiều rõ rệt. Nội bộ VNCH yên tĩnh nhưng VC bắt đầu khuấy rối ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường Son và miền đồng bằng sông Cửu Long.
Đại sứ Nolting là một nhân vật rất được lòng chế độ Ngô Đình Diệm. Và ngược lại, chế độ Ngô Đình Diệm trọng đãi Noỉting hết lòng. Nguyên nhân này làm cho ông Nolting nhận định chế độ một chiều mà cả cơ quan tình báo Mỹ không đồng quan điểm.
Tuy nhiên những vị Đại sứ trên không nổi tiếng bằng Đại sứ Henry Cabot Lodge (thay thế Nolting) trong những ngày lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ông Lodge đã hai lần giữ chức Đại sứ trong khúc quanh lịch sử sóng gió Nam Việt Nam (trước và sau đảo chánh 1-11-1963). Và ông ta đã trở thành công dân danh dự dưới thời tướng Nguyễn Khánh. Ông Lodge rời Việt Nam lần cuối cùng ngày 23-6-1964 với nghi thức tiễn đưa chưa hề xảy ra trong lịch sử ngoại giao đoàn Việt Nam. Ông Lodge đã mặc quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng chít trên đầu.
Từ đó ông Lodge được danh hiệu CÔNG DÂN ÁO GẤM.
Công dân áo gấm Lodge đi vào lịch sử Việt Nam vón nhiều thủ đoạn khuynh đảo, vắt chanh bỏ vỏ Chính khách tướng lãnh. Công dân áo gấm Lodge khuất phục cố Tổng thống Diệm bất thành nên phải đồng ý lật đổ bằng quân sự. Ông Lodge đã phủ nhận các tiền nhiệm của các Đại sứ Rheinart, Elbrow, Nolting để mở ra một thời đại đen tối Việt Nam dưới bàn tay của Hoa Kỳ.
Lá bài Ngô Đình Diệm là bước đầu ảnh hưởng Hoa Kỳ du nhập vào Nam Việt Nam. Vì ông Ngô Đình Diệm là nhân vật thân Hoa Kỳ và quốc gia này ủng hộ triệt để hầu khuất phục tình trạng vừa ngưng chiến tại Nam Việt Nam.
Khi ông Diệm về nước nắm chức Thủ tướng thì ông Rheinart thay Đại sứ Donald Heat là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Để gây thêm hậu thuẫn cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm và mở rộng ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, chỉnh phủ Hoa Kỳ liền cử ông Elbridge Durbrow thay thế Rheinart giữ chức Đại sứ bên cạnh chính phủ Diệm.
Song song với chính trị, quân sự Mỹ cũng hoạt động để hợp với tình thế. Từ tướng O'Daniel huấn luyện chỉ huy phái đoàn quân sự đầu tiên ở Việt Nam đến tướng Lionel McGarr rồi tướng Samuel T. William. Cuối nữa tướng Paul Harkins Tư lệnh quân sự Mỹ, kế đó nhường lại cho Westmoreland. Lúc đó người Mỹ đã quá quen thuộc và nếm mùi với Việt Nam đậm đà lắm rồi. Vị Đại sứ Hoa Kỳ Elbrige Durbrow là người có câng củng cố chiếc ghế Thủ tướng. Vị Đại sứ này đã hậu thuẫn cho Thủ tướng Diệm.
Chống lại những phe phái thân Pháp như Nguyễn Văn Hinh, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Lê Văn Viễn, Phan Văn Giáo v.v... Và cũng vị Đại sứ này khuyến cáo với ông Diệm và ông Nhu nên lật đổ chế độ quân chủ để thay vào đó chế độ Cộng Hoà.
Sau khi tình hình khá ổn định, ngày 8-5-1961, sau vụ đảo chánh hụt 11-11-1960, Đại sứ Elbridge Durbrow ra đi để tân Đại sứ Frederick Nolting đến Saigon với một kế hoạch mới của người Hoa Kỳ.
Từ ngày Nolting giữ chức Đại sứ tại Việt Nam tình hình xoay chiều rõ rệt. Nội bộ VNCH yên tĩnh nhưng VC bắt đầu khuấy rối ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường Son và miền đồng bằng sông Cửu Long.
Đại sứ Nolting là một nhân vật rất được lòng chế độ Ngô Đình Diệm. Và ngược lại, chế độ Ngô Đình Diệm trọng đãi Noỉting hết lòng. Nguyên nhân này làm cho ông Nolting nhận định chế độ một chiều mà cả cơ quan tình báo Mỹ không đồng quan điểm.
Tuy nhiên những vị Đại sứ trên không nổi tiếng bằng Đại sứ Henry Cabot Lodge (thay thế Nolting) trong những ngày lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ông Lodge đã hai lần giữ chức Đại sứ trong khúc quanh lịch sử sóng gió Nam Việt Nam (trước và sau đảo chánh 1-11-1963). Và ông ta đã trở thành công dân danh dự dưới thời tướng Nguyễn Khánh. Ông Lodge rời Việt Nam lần cuối cùng ngày 23-6-1964 với nghi thức tiễn đưa chưa hề xảy ra trong lịch sử ngoại giao đoàn Việt Nam. Ông Lodge đã mặc quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng chít trên đầu.
Từ đó ông Lodge được danh hiệu CÔNG DÂN ÁO GẤM.
Công dân áo gấm Lodge đi vào lịch sử Việt Nam vón nhiều thủ đoạn khuynh đảo, vắt chanh bỏ vỏ Chính khách tướng lãnh. Công dân áo gấm Lodge khuất phục cố Tổng thống Diệm bất thành nên phải đồng ý lật đổ bằng quân sự. Ông Lodge đã phủ nhận các tiền nhiệm của các Đại sứ Rheinart, Elbrow, Nolting để mở ra một thời đại đen tối Việt Nam dưới bàn tay của Hoa Kỳ.